Chắc hẳn khi tiếp xúc với lĩnh vực điện, không ít lần bạn nghe thấy mọi người nói về linh kiện dán, linh kiện SMD phải không? Loại linh kiện này có gì khác biệt với những loại thông thường mà phải đặt cho nó một cái tên riêng như vậy?

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về loại linh kiện đặc biệt này và những ứng dụng của nó? Những ưu điểm và nhược điểm của linh kiện dán so với các loại linh kiện thông thường ra sao? Mời bạn tham khảo trong bài viết này nhé

ưu điểm và nhược điểm của linh kiện dán

1️⃣ Linh kiện dán là gì?

Linh kiện dán là loại linh kiện có không có chân, kích thước nhỏ được gắn trực tiếp lên bề mặt của board mạch chứ không cần phải cắm chân linh kiện qua lỗ như các loại linh kiện thông thường.

Đây là loại linh kiện chính được sử dụng trong công nghệ SMT hiện đại ngày nay, giúp tạo ra những linh kiện SMD với kích thước rất nhỏ phù hợp cho nhiều ứng dụng cao cấp. Nhưng mà khoan “SMT” và “SMD” là gì? Sẵn tiện thì mình giải thích giúp các bạn luôn nhỉ

SMT (Surface-mount technology): chúng ta có thể dịch nôm na là công nghệ dán (gắn) bề mặt. Một thuật ngữ dùng trong ngành công nghiệp điện tử để ám chỉ công nghệ tạo ra bo mạch, thay vì hàn qua các lỗ (hole) như công nghệ DIP thông thường thì công nghệ SMT sản xuất bằng cách gắn trực tiếp lên bề mặt của board mạch

SMD (Surface-mount devices): đây là một khái niệm thường bị nhầm lẫn, nhiều bạn sẽ gọi linh kiện dán là linh kiện SMD. Tuy nhiên, SMD là một thuật ngữ dùng để chỉ một bảng mạch in đã được gắn các linh kiện dán. Vậy linh kiện dán chỉ đơn thuần là các điện trở, tụ điện nhỏ được gắn trên bề mặt của SMD

Vậy là đã giải quyết xong những khuất mắt liên quan đến việc định nghĩa linh kiện dán, SMT, SMD là gì rồi nha, tiếp tục tìm hiểu những thông tin khác nào

2️⃣ Linh kiện dán SMD được sử dụng ở đâu?

Hãy thử tưởng tượng xem các thiết bị nhỏ gọn như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, USB, các động cơ servo kích thước nhỏ thì làm thế nào sao có thể nhé các tụ điện thông thường vào được phải không?

Để đạt được kích thước siêu mỏng và nhỏ gọn này, hầu hết các thiết bị điện ngày nay đã dần chuyển sang sử dụng linh kiện dán. Trên các bảng mạch thông thường, hầu như các loại linh kiện đều có thể thay thế bằng linh kiện dán tương ứng để giảm trọng lượng của thiết bị. Do đó, có thể nói bạn sẽ thấy ứng dụng của linh kiện dán ở mọi nơi có sự xuất hiện của thiết bị điện, mà thiết bị điện thì ở đâu củng có rồi phải không nào

Kích thước của linh kiện dán

3️⃣ Kích thước của linh kiện dán SMD

Từ đầu đến giờ mình luôn nhắc đến vấn đề rằng linh kiện dán có kích thước rất gọn nhẹ, vậy kích thước thật sự của nó là như thế nào? Hãy cùng tham khảo ở bảng dưới đây nhé

Ký hiệu và kích thước của linh kiện dán hình chữ nhật cơ bản
Ký hiệu Kích thước (mm) Kích thước (inch)
2920 7.4 x 5.1 0.29 x 0.20
2725 6.9 x 6.3 0.27 x 0.25
2512 6.3 x 3.2 0.25 x 0.125
2010 5.0 x 2.5 0.20 x 0.10
1825 4.5 x 6.4 0.18 x 0.25
1812 4.6 x 3.0 0.18 x 0.125
1806 4.5 x 1.6 0.18 x 0.06
1210 3.2 x 2.5 0.125 x 0.10
1206 3.0 x 1.5 0.12 x 0.06
1008 2.5 x 2.0 0.10 x 0.08
0805 (Phổ biến) 2.0 x 1.3 0.08 x 0.05
0603 (Phổ biến) 1.5 x 0.8 0.06 x 0.03
0402 1.0 x 0.5 0.04 x 0.02
0201 0.6 x 0.3 0.02 x 0.01
01005 0.4 x 0.2 0.016 x 0.008

Như bạn củng đã thấy một số loại linh kiện dán có kích thước khá lớn như 2920 (7.4mm x 5.1mm) không khác gì linh kiện DIP là mấy. Trong khi linh kiện dán 01005 có kích thước siêu nhỏ chỉ 0.4mm x 0.2mm, bạn chỉ có thể hàn tự động bằng máy bằng các máy gắp đặt linh kiện SMD cao cấp hoặc thao tác thủ công dưới kính hiển vi hoặc kính lúp một cách cần thận vì chỉ cần thở thôi nhiều khi linh kiện củng bay mất rồi đấy 😀

kích thước linh kiện dán

4️⃣ Những ưu điểm và nhược điểm của linh kiện dán

Tuy có những ưu điểm không thể chối cãi nhưng không có gì trên đời này là hoàn toàn hoàn hảo cả và linh kiện dán củng sẽ có một số nhược điểm của nó. Vậy những ưu điểm và nhược điểm của linh kiện SMD là như thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé

✔ Ưu điểm

  • Với kích thước siêu nhỏ của mình, linh kiện dán giúp các bo mạch có kích thước nhỏ gọn
  • Sự nhỏ gọn của bo mạch giúp sản xuất các thiết bị có kích thước mỏng nhẹ hơn
  • Quá trình lắp ráp đơn giản
  • Khả năng chống phát xạ cao hơn
  • Giúp nâng cao độ bền cơ học của PCB
  • Mật độ linh kiện lớn hơn trên cùng một đơn vị diện tích
  • Các loại linh kiện SMD hiện nay củng khá đầy đủ có thể thay thế cho nhiều loại linh kiện DIP thông thường

❌ Nhược điểm

  • Không phù hợp với các mạch công suất lớn
  • Kích thước nhỏ đòi hỏi thợ kỹ thuật phải có tay nghề khi gia công, lắp đặt để tránh mắc lỗi
  • Chi phí đầu tư cho một dây chuyền SMT khá lớn

Linh kiện dán là gì

5️⃣ Làm cách nào để đo linh kiện dán

Vì kích thước của linh kiện dán rất nhỏ, nên việc sử dụng các loại đồng hồ với que đo thông thường có thể gặp những khó khăn nhất định khi tiếp xúc que đo với hai đầu linh kiện có thể không chính xác dẫn đến sai số khi đọc

Để có thể đo linh kiện SMD dễ dàng nhất, bạn nên sử dụng loại đồng hồ đo dạng nhíp để kẹp vào hai đầu linh kiện để có kết quả đo nhanh và chính xác nhất

Mình củng có một bài viết hướng dẫn cách đo linh kiện dán khá chi tiết nếu chọn biết các đo hãy tham khảo nhé

6️⃣ Một dây chuyền SMT tự động sẽ bao gồm những thiết bị nào

Không có một quy chuẩn chính xác cho một dây chuyền sản xuất SMD tự động, có thể một số nhà máy hiện đại sẽ đòi hỏi một dây chuyền với đầy đủ các quy trình để sản xuất ra một mạch đẹp và hiện đại nhất. Tuy nhiên, đối với các trường học hoặc xưởng sản xuất nhỏ thì chỉ cần một vài máy là đủ.

Dưới đây là một số thiết bị chính của mội dây chuyền sản xuất SMD mà bạn có thể tham khảo