Tuy không phải là chức năng đo chính của đồng hồ vạn năng nhưng chức năng đo đi-ốt là một trong những chức năng rất hữu ích và được tích hợp trên nhiều dòng đồng hồ VOM cả số và kim. Vậy bạn đã biết cách sử dụng chức năng này chưa? Nếu chưa rõ về cách kiểm tra đi-ốt bằng đồng hồ vạn năng mời bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau

Sơ lược về đi-ốt

sơ lược về đi ốt

Trước tiên, để có hiểu tạo sao đi-ốt lại có thể được đo bằng những phương pháp dưới đây, chúng ta nên tìm hiểu sơ bộ về cách mà một đi-ốt hoạt động. Hiểu được nguyên tắc này bạn sẽ biết được thứ gì là cần thiết cho một phép đo đi-ốt và cách đọc kết quả đo một cách chính xác

Đi-ốt là một loại linh kiện điện tử bán dẫn, nó chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều duy nhất. Các đi-ốt bán dẫn thông dụng trên thị trường được ghép với nhau bới hai khối bán dẫn P và N và nối với hai chân ra là anode và cathode (hay còn gọi là đi-ốt P-N)

Do đi-ốt chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều từ dương sang âm. Khi thực hiện phép đo đi-ốt đồng hồ đo đa năng sẽ cung cấp một dòng điện nhỏ đi từ que đỏ (+) đến que đen (-) và có hai trường hợp mà chúng ta cần phải thực hiện kiểm

Trường hợp 1: đo trong điều kiện phân cực thuận que đo với cực dương và que đen với cực âm. Nếu đồng hồ hiển thị số chứng tỏ đi-ốt cho dòng điện đi qua => đi-ốt hoạt động tốt

Trường hợp 2: đo trong điều kiện phân cực thuận que đỏ với cực âm và que đen với cực dương. Nếu đồng hồ hiển thị kết quả OL (tức không cho dòng điện đi qua đúng theo nguyên lý) => đi-ốt hoạt động tốt

Đây là kiểm tra đi-ốt có còn hoạt động hay không dựa vào nguyên lý hoạt động của nó. Đến đây chắc bạn đã hình dung ra được cần phải làm gì đúng chứ. Vậy hãy tiếp tục để đi đến chi tiết cách kiểm tra đi-ốt còn tốt hay không bằng các dòng đồng hồ đo điện phổ biến

Bạn cần biết: Trong một phép kiểm tra đi-ốt điều quan trọng nhất cần phải phân biệt đó chính là cực âm và cực dương nó

Sử dụng đồng hồ vạn năng số để kiểm tra đi-ốt

Nhờ vào sự tiện ích của chức năng này, các dòng đồng hồ vạn năng số ngày nay hầu như đều được tích hợp chức năng này cho phép bạn kiểm tra các lỗi trên bảng mạch nhanh hơn bằng tính năng kiểm tra đi-ốt

Tuy nhiên, các dòng VOM mẫu cũ vẫn có thể kiểm tra khả năng hoạt động của đi-ốt bằng thang đo điện trở. Vậy chi tiết các kiểm tra như thế nào, dưới đây là hai cách đo chi tiết bằng đồng hồ đo điện tử

Tham khảo danh mục thiết bị: Đồng hồ vạn năng – VOM để chọn các dòng sản phẩm giá rẻ – chất lượng cho mình nhé

Sử dụng chức năng đo điện trở

Đây là phương pháp kiểm tra cơ bản nhất mà bạn có thể sử dụng bằng bất kì loại đồng hồ nào kể cả các dòng đồng hồ lâu đời. Vậy chúng ta hãy đến với cách đo này đầu tiên

Đo điện trở, thông mạch bằng đồng hồ đo đa năng

– Bước 1: Xác định cực dương và cực âm của đi-ốt
– Bước 2: Chỉnh núm xoay đến chức năng đo điện trở. Điều chỉnh đến chế độ đo điện trở thấp (~ 1k Ohm) để đo phân cực thuận và chỉnh đến chế độ kháng cao (100k Ohm) để kiểm tra phân cực nghịch
– Bước 3: Kết nối que đo màu đỏ với cực dương và que màu đen với cực âm. Điều này có nghĩa là đi-ốt được phân cực thuận. Khi đi-ốt bị phân cực thuận, điện trở của đi-ốt rất nhỏ
Nếu đồng hồ hiển thị giá trị thấp khoảng từ vài chục đến vài trăm ohm thì đi-ốt tốt
– Bước 4: Tiếp tục đảo ngược que đo của đồng hồ vạn năng sao cho cực dương của đi-ốt kết nối với que đen và cực âm kết nối với que đỏ (phân cực ngược)
– Bước 5: Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở rất cao hoặc OL thì đi-ốt hoạt động tốt. Vì trong quá trình phân cực ngược đi-ốt cung cấp một trở kháng rất cao

Từ những điều trên có thể kết luận rằng, để đi-ốt hoạt động đúng, DMM cần hiển thị điện trở rất thấp trong điều kiện phân cực thuận điện trở rất cao hoặc OL trong điều kiện phân cực ngược

Nếu đồng hồ hiển thị điện trở rất cao hoặc OL trong cả hai điều kiện thuận và nghịch. Thì đi-ốt bị hở mạch. Mặt khác, nếu đồng hồ đọc điện trở rất thấp theo cả hai hướng, thì điôt có thể bị chập

Sử dụng chức năng kiểm tra đi-ốt

– Bước 1: Xác định cực dương và cực âm của đi-ốt
– Bước 2: Vặn núm điều chỉnh trên đồng hồ về chức năng đo đi-ốt. Ở chế độ này VOM sẽ cung cấp dòng điện khoảng 2mA giữa hai đầu que đo
– Bước 3: Kết nối que đo màu đỏ đến cực dương và que đo màu đen đến cực âm (Phương pháp đo thuận)
– Bước 4: Quan sát và đọc giá trị hiển thị trên màn hình hiển thị. Nếu giá trị điện áp hiển thị trong khoảng từ 0.6 đến 0.7V (di-ốt silicon) chúng tỏ đi-ốt hoạt động tốt có thể tiếp tục sử dụng. Đối với đi-ốt Germanium, giá trị mà đi-ốt hoạt động ổn định đạt được là 0.23 đến 0.3V
– Bước 5: Tiến hành đảo chiều que đo, kết nối que đỏ đến cực âm và que đen đến cực dương của đi-ốt (phép đo nghịch). Đây là phương pháp kiểm tra điều kiện sai lêch của đi-ốt lúc này sẽ không có dòng điện đi qua nó. Do đó nếu đồng hồ hiển thị OL (tương đương với mạch hở) có nghĩa là đi-ốt đang hoạt động tốt

Các lỗi trong thường thấy trong phép đo đi-ốt

Nếu thực hiện theo các bước trên mà kết quả không giống thì có thể đi-ốt của bạn đang gặp lỗi và không thể sử dụng được. Có hai lỗi thường gặp trên diot là hở mạch và ngắn mạch

  • Đi-ốt hở mạch là đi-ốt hoạt động như một “công tắc luôn mở” trong cả hai điều kiện thuận và nghịch. Vì vậy, bất kể khi sử dụng phương pháp đo thuận hay nghịch nó chỉ đều hiển thị một giá trị đó là OL
  • Đi-ốt ngắn mạch giống như một “công tắc đóng” khi đó điện áp sẽ không chạy qua được đi-ốt và đồng hồ sẽ hiện thị bằng 0 trong cả hai trường hợp. Trong một số trường hợp, nó sẽ hiển thị một giá trị điện áp rất nhỏ

Sử dụng đồng hồ vạn năng kim để kiểm tra đi-ốt

Kiểm tra điôt bằng đồng hồ kim

Kiểm tra đi-ốt bằng đồng hồ vạn năng kim được thực hiện tương tự như sử dụng thang đo Ohm trên đồng hồ số, trình tự củng diễn ra theo các bước sau đây

– Bước 1: Điều chỉnh núm xoay đến vị trí đo điện trở thấp
– Bước 2: Kết nối que đo với đi-ốt ở điều kiện phân cực thuận bằng cách kết nối que đỏ với A-nốt và que đen với Ka-tốt
– Bước 3: Nếu đồng hồ hiển thị ở giá trị điện trở thấp => Đi-ốt đang hoạt động tốt
– Bước 4: Vặn núm điều chỉnh đến vị trí điện trở cao và đảo ngược hai đầu que đo que đỏ nối với Ka-tốt và que đên nối với A-nốt (đo nghịch)
– Bước 5: Nếu đồng hồ hiển thị kết quả OL hoặc điện trở rất cao => Đi-ốt đang hoạt động tốt
– Bước 6: Nếu đồng hồ không hiển thị theo như những kết quả ở trên => Đi-ốt bị lỗi

Trên đây, tôi đã giới thiệu cho bạn cách để kiểm tra một đi-ốt còn hoạt động hay không bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng số và kim. Dưới đây là một số bài viết khác mà bạn có thể quan tâm

Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
Hướng dẫn và lưu ý khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng số và kim
Các lỗi thường gặp khi sử dụng đồng hồ vạn năng